Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

Lá đu đủ chữa ung thư

Mộc Lan DCVOnlineTổng hợp


Một người bạn của tôi vừa báo tin anh có thể bị ung thư tụy tạng. Tuy chỉ là hàng chữ ngắn “mỗi ngày tôi thấy mình yếu đi...” nhưng tôi biết anh đang thật lo buồn. Làm sao không lo buồn khi căn bệnh nan y kia như bản án tử hình treo lơ lửng. Cái đáng sợ không phải là cái chết mà là đợi cái chết đến.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và chữa lành. Thế nhưng rất nhiều khi bệnh phát quá nhanh, hay không “chịu thuốc”, hay tái phát sau một thời gian thuyên giảm và mọi phương pháp điều trị đều vô hiệu. Nói chung, dù với nền y dược học tân tiến ngày nay, ung thư vẫn còn là một bệnh rất khó chữa; cơ hội khỏi bệnh, thoát chết rất mong manh, vì thế người bệnh và thân nhân đều không khỏi cảm thấy chán nản, tuyệt vọng.

Trong tâm trạng u ám đó tôi chợt nhớ tới đã nghe ai nói về việc lá đu đủ có thể trị khỏi ung thư lẫn lộn giữa những bài thuốc, quảng cáo về cây trái, hoa lá: tỏi chữa cao áp huyết, lá dứa trị tiểu đường, hoa cứt lợn chữa viêm xoang mũi, đậu trắng giảm mỡ trong máu... đăng tràn lan trên báo mạng, báo giấy nên rất khó biết vụ đu đủ chữa ung thư là đúng hay sai.

Nhưng tôi vẫn lên mạng tìm kiếm. Trong số các bài viết, có tin làm tôi chú ý nhất vì nhắc đến một nhà văn tên tuổi, nhà văn Văn Quang – tác giả tiểu thuyết “Chân trời tím” lúc trước và loạt bài “Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự” gần đây. Mẩu tin đó là một email của một người tên Hùng gởi cho bạn anh. Trong thơ có đoạn (1):


Tôi cũng xin gửi kèm thư này cái email tôi gửi cho thân hữu có kèm thư anh Văn Quang từ Saigon mới gửi cho tôi cách đây hai tuần. Anh Văn Quang cho biết trường hợp một bà bị ung thư tử cung mà khỏi nhờ lá đu đủ do tôi mách bảo. Hồi đó nghe tin nhà văn Mặc Thu bị ung thư phổi, tôi bèn viết email nhờ Văn Quang nói với gia đình ông Mặc Thu nhưng họ không tin. Văn Quang cũng nghi ngờ nhưng bây giờ thì tin lắm.

Vậy anh Bình ơi, anh hãy nghe tôi, chịu khó dùng xem sao. Nó không khó uống đâu và làm rất giản dị. Chỉ bốc một nhúm (lá đu đủ khô – ML) cho vào bình nước sôi như ta pha trà rồi uống thay nước mỗi ngày, càng nhiều càng tốt. Đừng pha nhạt quá mà cũng đừng pha đặc quá khó uống. Tôi gửi gói này, cũng phải mấy tháng mới dùng hết. Anh chị đừng lo. Nếu thấy đỡ và cần thêm, tôi sẽ cung cấp cho anh chị.

Cây đu đủ (Carica Papaya)
Nguồn: bambooaz.com
Không biết người viết tên Hùng là ai nhưng chắc ông cũng ở trong tâm trạng như tôi, cố làm một cái gì đó cho bạn mình. Tôi cũng muốn tìm cách liên lạc với nhà văn Văn Quang để xác minh thông tin trên, nhưng chợt nhớ lại cách đây không lâu ông đã bị làm khó dễ, cắt điện thoại, lấy đi máy vi tính… nên tôi nghĩ không nên phiền ông them nữa (2).


Bệnh viện Việt Nam đã biết và đã làm thử nghiệm lá đu đủ (3):


Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền ở Bệnh viện 108 đã theo dõi một số bệnh nhân dùng lá đu đủ chữa ung thư và tiến triển tốt. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công bố chính thức nào về tác dụng của nó.

Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tụng nhau bài thuốc từ lá đu đủ. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết bài thuốc này do bà Lê Thị Đặng ở TP HCM sưu tầm. Nguồn gốc của nó là của thổ dân Australia, được ông Stan Sheldon tìm thấy.

Bài thuốc như sau: Hái lá lẫn cuống đu đủ, để tươi, cho càng nhiều càng tốt vào một ấm hoặc nồi, đổ thêm chút nước rồi đun nóng từ từ cho đến khi sôi. Sôi được 5 phút thì tắt lửa, để chừng hai tiếng đồng hồ, chắt nước đã sắc đặc vào bình hoặc chai, cất trong tủ lạnh. Uống 200 ml một lần, 3 lần/ngày. Thuốc đắng khó uống, nhưng phải uống đều đặn. Ngoài ra, phải uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, ngay sau ly nước thuốc.


Nam H. Dang, MD, PhD, Professor and Deputy Division Chief, University of Florida Shands Cancer Center
Nguồn: University of Florida
Nhưng đặc biệt nhất và đáng mừng nhất là những thông tin về công trình nghiên cứu mới đây của Bác sĩ Tiến sĩ Nam H. Dang, ông hiện là giáo sư Đại học Florida (USA) và giám đốc UF Shands Cancer Center Clinical Trials Office (4).

University of FloridaTheo nghiên cứu công bố trên tạp chí Ethnopharmacology (Dược lý Dân tộc học) số tháng 2/2010, bác sĩ Nam Dang và các đồng nghiệp lần đầu tiên ghi nhận chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1–type cytokines. Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bịnh ung thư qua hệ thống miễn dịch (5).

Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó tránh được tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị ung thư hiện nay. Bác sĩ Nam nói “Qua những điều tôi nghe và thấy trong một lần thực nghiệm thì không bệnh nhân nào dùng nước lá đu đủ có dấu bị nhiễm độc; dường như ta có thể uống nó trong một thời gian dài – hễ còn thấy có tác dụng thì cứ uống.”

Những nhà nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.

Bài nghiên cứu của bác sĩ Nam Dang và đồng nghiệp có tựa: “Nước chiết lá Carica papaya cho thấy những tác dụng chống khối u và miễn dịch” – Vậy Carica papaya là gì? (6).

Carica papaya là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là paw paw. Không nên lẫn lộn “paw paw đu đủ” và “paw paw Bắc Mỹ”. Cây paw paw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina Tribola và cũng được dùng làm thuốc trị ung thư hiện có bán trên thị trường.


Cây Paw Paw Bắc Mỹ
Nguồn: lemiepiante.it
Đu đủ là cây thân thảo, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài; bên trong có nhiều hạt nhỏ đen tròn.

Trái đu đủ khi chín có màu đỏ cam vì chứa nhiều beta–carotene và carotenoid. Carotenoid chính là nhóm chất chống oxy hóa rất mạnh, rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.

Đu đủ được dùng nhiều trong ngành thực phẩm nhờ các enzym như papain, có tác dụng giống như các enzym (chất men) do dạ dày tiết ra nên rất cần thiết cho việc tiêu hóa thực phẩm. Từ chất papain này người ta chế ra thuốc trị bịnh tiêu hóa, chất làm mềm thịt, thuốc thoa ngoài da trị phỏng, ngứa, bị cắt và bị ong chích. Tương truyền nam tài tử Harrison Ford khi đóng phim “Indiana Jones and the Temple of Doom” đã bị rách dĩa cột sống và được chữa bằng thuốc tiêm có chứa chất papain.

Theo Wikipedia, hạt đu đủ cũng ăn được, có vị cay nồng, nên có nơi nghiền hạt đu đủ để dùng thay hạt tiêu. Lá đu đủ non có thể luộc hay hấp để ăn. Một số nơi còn uống lá đu đủ như trà để phòng bệnh sốt rét. Dân gian Việt Nam vẫn thường nhắc tới món canh đu đủ xanh hầm giò heo dành riêng cho các bà mẹ mới sinh con để thêm nhiều sữa.

Phụ nữ truyền nhau cách làm đẹp với mặt nạ bằng đu đủ: xay nhuyễn đu đủ, cho thêm mật ong và chút nước cốt chanh. Đắp lên mặt 20 phút, rồi rửa sạch. Mặt nạ chi mà ngọt ngào quá; chắc khó nhịn được, lâu lâu phải thè lưỡi ra liếm!

Trước kia người Mỹ ở vùng tôi ở không “biết ăn” đu đủ nên các chợ thực phẩm không bán đu đủ; nếu có thì thường sống nhăn, sượng ngắt. Dạo dần đây, các chợ Á châu biết người Mễ, Việt, Tàu thích ăn loại trái giúp nhuận tràng này nên đã có bán đu đủ chín cây, mềm và ngọt; còn có cả đu đủ xanh để làm món gỏi đu đủ trộn tôm thịt hay bò khô tương ớt.

Tuy đu đủ có nhiều lợi ích và ngon miệng nhưng vẫn cần lưu ý vài điều sau (7):
– Không nên ăn hạt đu đủ vì trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
– Không ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng. Hiện tượng này có tên carotenemia, sẽ hết sau một thời gian ngừng ăn.
– Đu đủ chín giàu chất đường nên người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều.
– Đu đủ chín có tính nhuận tràng, nên kiêng với những trường hợp đang đi ngoài hay đang uống các thuốc nhuận tẩy khác.
– Đu đủ xanh có chất mủ cây (latex) làm ống dẫn trứng co thắt mạnh nên phụ nữ đang có mang không nên ăn đu đủ xanh để tránh bị sảy thai.

(DCVOnline: Trên đây là những thông tin đại chúng, không phải là kết quả của các nghiên cứu trích dẫn từ các công trình của giới làm khoa học.)

Các món ngon được chế biến từ trái đu đủ chắc còn nhiều nữa, nhưng xin dành phần đó cho những nhà nấu nướng nhé; câu chuyện chính ở đây vẫn là “Đu đủ vs. Ung thư”.

Cũng cần nhắc tới ông Stan Sheldon, người Úc nổi tiếng vì đã dùng lá đu đủ tự chữa bịnh ung thư cho mình (8).

Hàng ngàn năm trước, thổ dân Úc châu đã biết dùng nước chiết lá đu đủ để trị bịnh. Năm 1962, ông Stan Sheldon, 70 tuổi, một bệnh nhân ung thư phổi được bác sĩ cho biết chỉ còn sống thêm 5 tháng nữa. May sao, ông được người mách cho biết bài thuốc lá đu đủ và đã uống nước sắc lá trong vòng 2 tháng. Sau đó ông đi khám, chiếu x–ray lại, thì lạ thay, cả 2 lá phổi đều sạch trơn. Các bác sĩ chuyên môn ban đầu không tin chuyện ấy, nhưng sau khi chính họ đích thân thử nghiệm thì thấy ông Sheldon quả đã hết bệnh ung thư. Các bác sĩ chịu thua, không giải thích được, chỉ còn cách khuyên bệnh nhân mình cứ tiếp tục uống lá đu đủ.

Bài thuốc của ông Sheldon (hay của thổ dân Úc), theo các bài viết trên mạng, là lá và cành đu đủ tươi nấu với nước trong 2 tiếng đồng hồ cho ra thuốc. Có thể cất nước thuốc vào tủ lạnh để uống dần, nhưng sẽ bị lên men sau 3, 4 ngày; nếu thấy nổi lên lợn cợn thì không nên uống nữa.

Còn có lời khuyên không nên dùng loại đu đủ đã bị biến đổi di truyền (GM –Genetically Modified, hay, GE – Genetically Engineered). Từ năm 1998, Hawaii đã thay đổi hệ di truyền của cây đu đủ để chống virus hữu hiệu hơn. Vì sản lượng cao nên loại đu đủ GM này được những nước khác như Thái Lan, Philippines, Malaysia nhập hạt từ Hawaii để trồng đại trà. Người ta cho rằng đu đủ GM có thể gây dị ứng, làm lờn thuốc trụ sinh, và không cho nhiều chất papain như đu đủ chưa bị biến thái (9).

Nhưng không có bài viết tiếng Anh nào nhắc đến việc cần uống nước lá đu đủ với mật mía như trong bài thuốc tiếng Việt ở trên. Có lẽ chỉ vì thuốc sắc có vị đắng nên kèm thêm mật cho ngọt cổ họng, cũng như trong gói thuốc bắc thường kèm theo trái xí mụi hay trái táo tầu vậy.

***

Trên đây là những tin tức thâu thập được trên mạng Internet. Cho tới nay, nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có thực sự tác dụng hay không, nếu có thì ở chừng mức nào, và các phản ứng phụ có thể xảy ra.

Tuy nhiên, tin lá đu đủ chữa được ung thư vẫn là một tin rất vui, rất đáng lưu ý. Tôi chuyển các websites về lá đu đủ cho người bạn nhưng không biết anh ta, một người Mỹ, có dám thử bài thuốc lá lẩu ấy hay không. Ước mong sao anh sẽ không cần dùng tới nó.

Hiện nay có 5 cách chính để điều trị ung thư: phẫu thuật (surgery), phép chữa bằng tia X (radiotherapy), phép chữa hoá học (chemotherapy), dùng hệ thống miễn dịch (biological therapy), và phép chữa bệnh dùng hormone (hormone therapy) (10).

Biết đâu trong tương lai sẽ có thêm cách thứ 6 – payaya therapy. Nếu thế các chợ sẽ bày bán lá đu đủ bên cạnh trái đu đủ; thêm cái siêu sắc thuốc là trọn bộ. Tới chừng đó nhà văn Văn Quang chắc sẽ giống ông Stan Sheldon, sẽ cười mà nói rằng, “Ối! Tui đã biết cái này từ khuya!”


© DCVOnline





Nguồn trích dẫn:

(1) Chữa Ung Thư Bằng Lá Đu Đủ, Bá Nguyễn , haingoaiphiemdam.com, 14/11/2003.
(2) Công an cắt điện thoại, tịch thu laptop của nhà văn Văn Quang, 05/06/2009, nguoi-viet.com
(3) Lá đu đủ có chữa được bệnh ung thư?Trần Hương, 20/06/2010, vietduchospital.edu.vn
(4) Nam H. Dang, MD, PhD , medicine.ufl.edu
(5) Aqueous extract of Carica papaya leaves exhibits anti-tumor activity and immunomodulatory effects, Noriko Otsuki, Nam H. Dang, Emi Kumagai, Akira Kondo, Satoshi Iwata, Chikao Morimoto, 12/02/2009, herbalnet.healthrepository.org
(6) COM researcher finds cancer-fighting properties in papaya tea, Elizabeth Connor, news.medinfo.ufl.edu, 09/03/2010
(7) Chữa bệnh bằng đu đủ , s.tin247.com
(8) What people use when they have cancer and want to get well with alternative treatment, Wellness Warrior, jmblog.com, 12/03/2010
(9) Proplems with GM papaya, Michael Hansen, greenpeace.org, 02/05/2005
(10)
Di truyền tế bào Soma và ung thư, Nguyễn Như Hiền, huse.edu.vn, 2005

8 nhận xét:

Unknown nói...

shop muahangnhat.net chuyên bán các loại fucoidan nhật bản, hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh ung thư. Liên hệ 0966 93 55 91
muahangnhat.net
Chuyên bán bán thuốc fucoidan Nhật bản chữa trị bệnh ung thư hiệu quả tại TPHCM

Trung Vũ nói...

Thuốc thuốc bổ gan
bổ gan
thuốc giải độc gan tốt nhất
chua benh viem gan b
dieu tri viem gan b
tốt nhất

An Nguyen nói...

lá thuốc này hay quá nhỉ

phòng khám thiên hòa Chữa bệnh trĩ thế nào, chữa tại phòng khám thiên hòa có tốt không có nhanh và hiệu quả không ?

AiTi Nguyen nói...

nam lim xanh quang nam

Unknown nói...

glorypharma.vn

Unknown nói...

glorypharma.vn

Phan Băng nói...

Cám ơn bài viết của bạn hay lắm mình sẽ áp dụng các biện pháp của bạn, hy vọng rằng bạn sẽ có những chia sẻ tiếp cho mọi người.
cách trị thâm nách
trị thâm nách tại nhà
trị hôi nách giá rẻ

Blog DK nói...

http://thitruong.nld.com.vn/thi-truong/da-khoa-au-a-noi-kham-benh-dang-tin-cay-20170403144927186.htm
http://news.zing.vn/dia-chi-chua-xuat-tinh-som-dang-tin-cay-post731874.html
http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/chuyen-khoa-da-lieu-tai-phong-kham-da-khoa-au-a-96376/
http://thanhnien.vn/ban-can-biet/phong-kham-da-khoa-au-a-dia-chi-vang-cham-soc-suc-khoe-moi-nha-820906.html
http://www.webtretho.com/forum/f3156/da-khoa-au-a-phong-kham-tram-nguoi-den-van-nguoi-tin-2450793/
http://afamily.vn/co-benh-thi-vai-tu-phuong-nhung-khong-phai-phuong-nao-cung-vai-20160930053423277.chn
http://xuattinhsomramau.com/suc-khoe/phong-kham-au-a-lua-dao-chuyen-do-co-hay-khong.html
http://benhviencatbaoquydau.net/details/phong-kham-da-khoa-au-a-co-thuc-su-uy-tin.html

Đăng nhận xét

 
© 1999 – 2009 Google - Xem Blog tốt nhất với trình duyệt FireFoxOpera
Based on Scribe Template - Deluxe | Designer : Tô Minh Trường
Y!M : longschool_77 | Mail : longschool_77@yahoo.com.vn
Thông tin trong trang Visuckhoe.blogspot.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chẩn đoán cho mình. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trực tiếp về từng trường hợp cụ thể.